Long An: NT. Xuân Liên chia sẻ "Chơn lý Pháp học Cư sĩ" trong khóa tu truyền thống lần thứ 37 tại chùa Thuận Phước

Nghe đọc bài:

PSO - Ngày 29/9/2023 (nhằm ngày 15 tháng 8 năm Quý Mão), là ngày thứ sáu của khóa tu truyền thống, đồng thời cũng là ngày Bố tát tụng giới hàng tháng của Ni giới Hệ phái Khất sĩ.

Vào lúc 4h00, chư Ni đồng vân tập lên Chánh điện để dâng hương bạch Phật, sau đó giới phẩm Tỳ kheo Ni sẽ tụng giới tại Chánh điện, giới phẩm Thức xoa ma na ni và Sa di ni tụng giới tại giảng đường.

Cuối thời Bố tát, NS. Phụng Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên HVPGVN đã chia sẻ với chư Ni về trăn trở của mình. Ni sư cho biết, hiện nay ngày càng nhiều Ni trẻ thế hệ sau ít trở về Tổ đình Ngọc Phương (Gò Vấp, TP.HCM) do đó không quen với các truyền thống của Hệ phái Khất sĩ, như cách đọc kinh, các bài kinh kệ, các nghi lễ... Ni sư mong rằng, chư thiền sinh từ các miền Tịnh xá trên khắp các tỉnh thành, luôn phải nhớ về ngôi Tổ Đình, cái nôi của Ni giới Hệ phái Khất sĩ. Như lời Đệ nhất Ni trưởng dạy:


“Về đây gặp cửa gặp nhà,

Gặp cha mẹ cũ, gặp bà con xưa.

Ân lành nhuần hạt móc mưa,

Đức Ngài ban rưới phước thừa chúng con”.

Vào lúc 8h00 là thời thuyết pháp của NT. Xuân Liên với chủ đề “Thế nào là bạn tốt và bạn xấu?” qua Chơn Lý số 60 “Pháp học cư sĩ”.

Bắt đầu bài pháp thoại, Ni trưởng đã khái quát sơ qua về quyển Chơn lý của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang. Chơn lý là bộ sách giáo lý ghi lại những bài thuyết pháp của Tổ sư Minh Đăng Quang giảng dạy hoằng hóa trong suốt mười năm (1944-1954) hành đạo nhiều nơi tại các tỉnh thành thuộc hai miền Đông và Tây Nam bộ Việt Nam. Bộ Chơn lý với 69 tiểu luận, là hiện thân, là dấu ấn, là Pháp bảo cao quý mà Tổ sư lưu lại cho hàng môn đồ tứ chúng đệ tử Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam.

Bài Chơn lý 60 với nhiều Chi pháp nhỏ, vì thời gian có hạn nên Ni trưởng sẽ trích dẫn một số Chi pháp trọng yếu.


CHƠI BẠN XẤU SANH RA 6 CÁI HẠI

1. Chỉ có bầu bạn những đứa bậy bạ

2. Đứa cờ bạc

3. Đứa chơi bời

4. Đứa lường gạt

5. Đứa khốn nạn

Đứa không kể luật nước
Đức Tổ Sư đã dùng những ngôn từ rất mộc mạc đơn giản, mang đậm tính miền Tây Nam Bộ, nhưng rất cô đọng, sát nghĩa và dễ hiểu.


BẰNG HỮU
“Bằng hữu nhiều kẻ chỉ là bậu bạn vui chơi, nhiều kẻ là bạn giả dối. Bạn thật là kẻ trung thành với mình khi mình nhờ cậy đến họ. Kẻ nào kết bạn với phường ham làm ác, kẻ nào làm việc ác, kẻ ấy lụy đời này và các đời khác nữa”.
 

KẺ NGHỊCH GIẢ TRÁ LÀM TUỒNG BẰNG HỮU, CÓ BỐN THỨ

1. Thứ dục lợi

2. Thứ nịnh hót

3. Thứ vô dụng

4. Và thứ chơi bời

Ni trưởng đã đề cập đến bài Kinh Điềm Lành: “Đức Thế Tôn dạy rằng: không thân cận kẻ ngu, nên gần gũi bậc trí, tôn kính người hiền thiện, là điềm lành tối thượng”.

Người ngu là người sống dựa vào hơi thở vào ra, không chú ý, hiểu biết, tức sống theo bản năng. Ni trưởng đã nêu hai ví dụ về kẻ ngu: người ngu như con cá ương sình, còn kẻ giao lưu với người ngu cũng như cái giỏ đựng những con cá trên; người ngu cũng như mũi tên tẩm độc và kẻ giao lưu với người ngu như cái giỏ chứa tên độc. Thật vậy, “lân la đứa dữ, ắt nhiễm lấy hung hăng, gây ra nhiều tội lỗi, ấy quả báu hung hăng”.

Do đó, Ni trưởng nhắc nhở câu Kinh Pháp Cú số 61:

“Kết bạn với kẻ hơn mình,

Hay là với kẻ ngang mình kết đôi,

Bằng không thà sống lẻ loi,

Còn hơn kết bạn với người ngu si.”

BẰNG HỮU SỐT SẮNG

Có bốn cách tỏ ra mình là người bạn thật:

Coi chừng mình khi mình yếu ớt

Giữ của cho mình khi mình bơ thờ

Giúp nơi trú ngụ cho mình trong cơn rủi ro

Và như giúp được người tầm cách làm cho mình thêm giàu.”

 

Ni trưởng đã đề cập Trong kinh Hiền Nhân, “Đức Phật dạy có bốn cách kết bạn đó là: kết bạn như hoa, kết bạn như cân, kết bạn như núi và kết bạn như đất.”

Lúc khó khăn mới biết ai là bạn, khi hoạn nạn mới hiểu bạn là ai. Khi khó khăn, bế tắc mới hiểu tình bạn như thế nào, cuộc sống có rất nhiều sự việc chúng ta không ngờ đến, mỗi người chúng ta có thể học được nhiều thứ trên đời, nhưng ngoại trừ chữ “ngu”. Vậy nên, hãy trân trọng bạn tốt, tránh xa bạn xấu, và hơn hết là “tự ta nương tựa lấy ta”. Cuối bài pháp thoại, Ni trưởng nhắc nhở rằng chư Ni nên tham dự các khóa tu, học pháp, hành thiền thì trí tuệ mới phát sanh và nếm được hương vị của Pháp bảo, để cho chúng ta có được niềm vui chân thật và tâm lý thoải mái cũng như trưởng dưỡng tâm Phật.

Ban truyền thông Ni giới Khất sĩ

Download Android Download iOS
Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4000 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4000 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online